Kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả


Trong một doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều có một vai trò, trách nhiệm và năng lực riêng biệt để tạo nên sức mạnh hệ thống. Chính vì vậy khái niệm làm việc nhóm đã ra đời để tối ưu năng lực và hiệu quả kinh doanh của tổ chức.
Nói như Katzenbach & Smith “nhóm là tập hợp các cá nhân có kỹ năng bổ trợ cho nhau được hợp lại để thực hiện một một nhiệm vụ, mục đích chung nhất định”.

1. LỢI ÍCH LÀM VIỆC NHÓM

Với vai trò là một nhà quản lý, xây dựng nhóm làm việc hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích:

Thứ nhất, chúng ta đều biết nhóm là tập hợp những cá thể mang màu sắc riêng cùng hướng đến đến mục tiêu chung, vì lẽ đó khi đã xác định được đích đến, mỗi thành viên sẽ cùng nhau dốc sức, quyết tâm cố gắng tạo thành một khối đoàn kết thống nhất để đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, đặc điểm của nhóm là tập hợp những cá nhân sở hữu ưu nhược điểm khác nhau, cùng cộng hưởng và hỗ trợ ưu điểm của nhau, vì vậy thông qua nhóm làm việc các thành viên trong nhóm sẽ được học hỏi từ thành viên khác trong nhóm, tự biết cách phối hợp công việc, quản lý thời gian đảm bảo hiệu quả công việc chung.

Cuối cùng, thông qua hoạt động nhóm, cá nhân trong nhóm có thể được phát huy tối đa tài năng và óc sáng tạo của mình, từ đó giúp tăng động lực và cam kết gắn bó với tổ chức.

2. CÁC GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM

Một nhóm hoạt động luôn luôn có sự biến động, vấn đề là biến động ở mức nào, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng và thời gian là bao lâu.
Dưới đây là mô tả các giai đoạn hoạt động của nhóm:

Hình thành
Là giai đoạn mỗi cá nhân được tập hợp lại, mọi người đều rất thận trọng và rụt rè. Sự xung đột hiếm khi được phát ngôn một cách trực tiếp, chủ yếu là mang tính chất cá nhân. Đòi hỏi vai trò lớn của trưởng nhóm trong việc điều phối công việc.

Xung đột
Xung đột là giai đoạn tiếp theo. Khi đó, các bè phái được hình thành, các tính cách va chạm nhau, ai cũng muốn được thể hiện mình. Các thành viên cố gắng bảo vệ quan điểm của mình, chủ yếu bảo vệ quan điểm cá nhân, chưa đứng trên lợi ích tổng thể của nhóm

Bình thường hóa
Ở giai đoạn này, mỗi cá nhân bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng nhau từ đó giảm bớt xung đột nội bộ, bắt đầu phối hợp giúp đỡ nhau. Các thành viên lắng nghe và chia sẻ quan điểm, tinh thần hợp tác trong nhóm tăng cao, các thành viên nói “Chúng ta” thay vì “Tôi”.

Hoạt động trôi chảy
Đây là thời điểm nhóm đi vào khuân khổ hoạt động, các thành viên làm việc ăn ý, khi nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống, những quan điểm cá nhân mang tính xây dựng được tự do và thoải mái trao đổi và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên.

Vậy với vai trò là người đứng đầu nhóm, mỗi nhà quản lý cần làm gì để thiết lập một nhóm làm việc hiệu quả?

3. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NHÓM LÀM VIỆC HIỆU QUẢ

Căn cứ vào các giai đoạn hoạt động của một nhóm làm việc chúng ta xây dựng một nhóm giảm thiểu tối đa sự xung đột, mâu thuẫn, tiến đến xây dựng nhóm hoạt động mạnh thông qua 05 bước mà OD CLICK gợi ý dưới đây:

Bước 1: Xây dựng lòng tin

Khi được mời gọi hoặc được phân công vào nhóm, đa số các thành viên đều rụt rè và tìm kiếm vị trí của mình trong nhóm, “tôi sẽ làm gì trong nhóm này?, nhóm này có thật sự phù hợp với năng lực của tôi hay không?” Bản chất của những câu hỏi đó là họ chưa có niềm tin, niềm tin với chính bản thân mình, niềm tin vào các thành viên khác và niềm tin với người leader (trưởng nhóm). Chính vì vậy bước đầu tiên của việc thiết lập một nhóm làm việc là thiết lập hình ảnh gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạo dựng niềm tin cho mỗi cá nhân. Vai trò của người trưởng nhóm trong việc xây dựng niềm tin cho các thành viên là rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả chung của quá trình phối kết hợp sau này khi nhóm đi vào hoạt động.

Bước 2: Khai thác đa dạng

Nhóm là tập hợp các cá thể mang màu sắc ưu điểm khác nhau và cùng bổ trợ cho nhau đi đến mục tiêu chung. Tuy nhiên mỗi người cũng có thể sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và có thể phát huy tác dụng trong hoàn cảnh khó khăn, vì lẽ đó người quản lý cần tạo môi trường để cá nhân bộc lộ tài năng và giúp họ nuôi dưỡng củng cố tài năng đó.

Bước 3: Thiết lập nguyên tắc nhóm

Với mỗi nhóm làm việc, việc đưa ra và thống nhất những nguyên tắc làm việc, phối hợp xử lý công việc là cần thiết. Đây là một cách để đảm bảo các thành viên hành động theo một hướng chung thay vì thói quen cá nhân hay tư duy đơn lẻ. Những nguyên tắc làm việc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc duy trì mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các thành viên đồng thời cũng ngăn ngừa và là căn cứ để giải quyết các mâu thuẫn nội bộ.

Bước 4: Trách nhiệm

Cần làm rõ mối quan hệ các công việc trong tổng thể kết quả chung để các thành viên trong nhóm thấy được vai trò, ý nghĩa công việc mình được giao và mối quan hệ/ ảnh hưởng của công việc đó đến kết quả chung của nhóm. Khi đó từng thành viên sẽ ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong nhóm và kết quả chung của cả nhóm. Điều này đồng nghĩa với việc thành viên đó sẽ chịu trách nhiệm trước nhóm và các thành viên khác nếu công việc mình đảm nhiệm không được thực hiện đúng kế hoạch làm ảnh hưởng đến các công việc liên quan và kết quả chung của nhóm.

Bước 5: Tập trung vào mục tiêu

Mọi hoạt động cần luôn gắn chặt với mục tiêu đã được thống nhất, mục tiêu là “kim chỉ nam” cho tinh thần đồng đội, sự quyết tâm và gắn kết đội ngũ. Vai trò của trưởng nhóm trong việc thường xuyên nhắc nhở và định hướng các hoạt động gắn với mục tiêu của nhóm là rất quan trọng.

Một nhóm không bao giờ tập trung một đặc điểm mạnh của nhiều người mà nó là bức tranh tổng hòa nhiều màu sắc khác nhau, vai trò của mỗi cá nhân là phối hợp và hỗ trợ nhau, trách nhiệm của người đứng đầu là phân công nhiệm vụ, sắp xếp, tạo điều kiện cho từng cá nhân được thể hiện tài năng của mình, và luôn nhớ mọi hoạt động cần hướng đến mục đích chung đã thống nhất.

Công ty Tư vấn Quản lý OD CLICK

Comments

Popular posts from this blog

Cách xác minh danh tính GA( Google Adsense) thành công 100% mới nhất 2019

KHÁ BẢNH kiếm được bao nhiêu tiền từ youtube trước khi bị Công An bắt

Youtube đại cương - Kiếm 1000$ đầu tiên từ youtube